Hiện nay với sự phát triển của nền sản xuất và kinh doanh đồ nghệ mỹ nghệ cùng sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đã đẩy chất lượng gỗ trong đồ gỗ nội thất giảm sút nhưng với công nghệ thủ thuật cùng tiểu xảo công nghệ cao nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Các công ty thường thay thế các loại gỗ cao cấp như gỗ xưa, gỗ lim, gỗ trắc, gỗ hương, gỗ gụ thay bằng các loại gỗ tạp rẻ tiền, gỗ kém chất lượng,... Một số
cua go có vân gỗ khá giống với gỗ cao cấp, đặc biệt là khi đã xử lý bề mặt, sơn PU nên người tiêu dùng rất khó phân biệt.
1. Đặc điểm của chất liệu cua go tu nhien.
Gỗ là dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%),lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
2. Thế nào là gỗ lõi (gỗ có giá trị cao), gỗ rác (gỗ không có giá trị cao)?
Gỗ lõi là do gỗ rác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,... Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành "thùng rác" chứa các chất thải, chất bã của cây.
Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ rác. Do gỗ lõi ít "rỗng" hơn gỗ rác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ rác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây.
Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ rác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ rác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).
Gỗ lõi có màu sẫm, phía trong còn gỗ rác màu nhạt, bên ngoài
3. Đặc điểm của chất liệu cửa gỗ tự nhiên dùng làm đồ nội thất
- Bền: ít co dãn, không cong vênh, mối mọt nếu được bảo quản trong nhà thì có thể tồn tại được hàng trăm năm.
- Thân thiện với môi trường: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là một số loại gỗ như gỗ sưa, gỗ trắc rất tốt cho sức khỏe.
- Đẹp: Vân gỗ, thớ gỗ màu rất đẹp. Gỗ được bảo quản lâu, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp.
- Quý hiếm: gỗ ngày càng trở nên quý hiếm và đắt đỏ nếu để lâu giá trị gỗ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
4. Cách phân biệt các loại gỗ
a. Gỗ Sưa:
Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn
- Có ba loài gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.
+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
- Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:
+ Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng.
+ Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp.
+ Gỗ sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
+ Gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt
Vân gỗ sưa.
b. Gỗ Óc chó
Gỗ óc chó – chất liệu gỗ nhập khẩu trực tiếp – được kiểm nghiệm trực tiếp từ nước ngoài mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian nội thất của bạn. Với chất liệu cửa gỗ óc chó bạn không cần phải hoài nghi về chất liệu của gỗ.
Với
cua go óc chó – gam màu trầm của sắc nâu trầm cùng đường vân đa dạng không đơn thuần chỉ là những vân dọc đơn giản như những chất liệu gỗ khác. Bạn có thể thấy
mẫu cửa gỗ óc chó với đường vân xoắn hết sức độc đáo, lạ mắt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét