Những mẫu
cửa gỗ tự nhiên được đánh giá khá cao bởi nó mang đến cho không gian nội thất nhà một nét đẹp sang trọng, ấn tượng. Với thiết kế
cửa gỗ đẹp cùng các đường nét vân gỗ sáng bóng, ấn tượng khiến cho các loại cửa gỗ tự nhiên đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Các loại cửa gỗ công nghiệp này sở hữu những ưu điểm nổi bật của các loại gỗ tự nhiên.
Ưu điểm sản phẩm bằng gỗ tự nhiên là đẹp, có kết cấu đồng chất, cứng cáp và tạo được nhiều kiểu dáng,
mau cua dep. Nguyên liệu gỗ tự nhiên có nhiều loại và hầu hết được nhập từ các nước châu Á, Bắc Mỹ… Gỗ thường dùng làm cửa là căm xe, giáng hương, cẩm lai, gõ đỏ, sồi, alder, cherry, mahogany, pine...
Cửa gỗ có thể sử dụng cho cửa chính, phòng ngủ, cửa sổ... cánh cửa mở rộng hoặc xếp lại tạo không gian mở hoặc khép. Cửa có thể mở theo kiểu thông thường, có thể mở lật, nghiêng hay lùa. Về tạo dáng, trên mặt cửa có thể là panô, ô vuông, có thể là đường vát xiên, hình tròn, đa giác… Hoặc có phần kết hợp với lá sách, với kính trong, kính màu, kính thể hiện họa tiết bằng keo, bằng ron chì (theo trường phái cổ điển). Hoặc
bảng giá cửa gỗ khắc chạm hoa văn.
Với cửa chính thường làm panô gỗ, panô kính, lá sách với kết cấu từ 2 đến 4 cánh. Cửa phòng trong thường dùng panô bằng gỗ. Cửa kết hợp với kính, ngoài việc trang trí cho có tính hiện đại, kính có tác dụng lấy được nguồn sáng tự nhiên. Với
cửa gỗ, để cách điệu, người ta còn sử dụng eke to bản có họa tiết, đóng lộ ra bên ngoài; vừa làm vững chãi thêm cho kết cấu cửa, vừa như trang trí hoa văn cho mặt cửa. Mặt khác, chất liệu kim loại thích hợp và đồng điệu khi gắn kết với gỗ.
Tuy nhiên,
cửa gỗ cũng có những hạn chế nhất định như nặng, làm tăng tải trọng cho nền móng công trình và giá khá cao. Gỗ sẽ không bền lâu trong môi trường nước, ẩm ướt - gây hư mục và bị biến dạng, cong vênh hay co nhót dưới tác động của nắng trời, nhất là đặt cửa ở những hướng có ánh nắng chiếu trực tiếp. Do đó, ứng dụng những loại cửa này trong công trình thường làm cửa phòng hoặc đặt ở những nơi không bị mưa nắng hắt, tạt trực tiếp. Nhưng, vẫn có thể sử dụng làm cửa đi chính hay cửa sổ nhưng mặt cửa phải nằm lùi vào trong ban công có mái đón, nằm trong khoảng sân đệm của không gian nhà. Phải xem xét đến bản vẽ thiết kế để có thể chọn lựa
cửa gỗ ứng dụng tương thích và phù hợp theo những tiêu chí nêu trên.
Hiện nay, quá trình sản xuất đồ gỗ đều được tẩm hóa chất chống mối mọt và sấy khô để hạn chế co nhót, cong vênh, nhưng vẫn phải tính đến độ bền vững của vật liệu theo thời gian trước tác động của khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như ở Việt Nam.
Theo một số chuyên gia trong việc làm đồ gỗ, độ dày mỏng của gỗ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu bền vững của cửa. Gỗ càng dày cửa càng tốt, giảm thiểu bị cong vênh, giãn nở và tất nhiên giá cao hơn. Để nhận diện được việc này, có thể xem bề dày gáy cánh
cửa gỗ Sồi, hoặc gõ trên mặt ván để “nghe” độ dày mỏng của vật liệu. Hàng không cao cấp có những loại tấm gỗ panô cửa dày chỉ 7-8 mm, rất dễ bị xé. Thậm chí, chỉ mỏng 3-5 mm và được “dán” lên tấm ván ép hay ván gỗ tạp cho “có vẻ” dày dạn nhưng dạng này mau hỏng.
Một yếu tố nữa cũng thường gặp là nguyên liệu
cửa gỗ làm cửa còn dính giác (phần gỗ màu trắng sát vỏ cây, khác với phần lõi của cây gỗ). Giác gỗ là phần mau bị mục rã nhất. Nhưng khi đóng xong cửa, phần giác này được “mông má” lại bằng bả màu và véc ni vẽ, đánh lên cho hợp với vân và màu của gỗ phần lõi. Thoáng nhìn, khó nhận ra nhưng quan sát kỹ có thể phát hiện vì sẽ lộ cái nét thiếu tự nhiên của sắc diện gỗ.
Xem thêm:
Những đặc điểm của các mẫu cửa gỗ đẹp hiện đại
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét